Giải pháp chống tình trạng trốn thuế mặt hàng thép

Đã gần 3 năm (9/2014) khi Bộ Công Thương bắt đầu áp dụng chính sách chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các cường quốc về thép trong khu vực như Trung Quốc, Indonenisa, Malaysia và Đài Loan để giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp trong nước nhập khẩu thép từ các thị trường trên đã sáng tạo ra nhiều chiêu trò nhằm né tránh việc áp dụng thuế và làm cho những chính sách của Bộ Công Thương hoàn toàn trở nên vô dụng.

Vô hiệu hóa chính sách, luồn lách kiếm lời

Theo các chuyên gia về thép, hoạt động gian lận lẩn tránh thuế chống bán phá giá điển hình nhất hiện nay chính là giả mạo, hợp thức hóa hồ sơ, cải biên nguồn gốc thật sự của thép (C/O) như kê khai nguồn gốc thép được sản xuất tại Hàn Quốc, hoặc nhiều các quốc gia khác không bị áp thuế chống bán phá giá so với nguồn gốc thực tế là Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia. Khi khai báo không đúng nguồn gốc của thép trên, doanh nghiệp có thể trốn thuế bán phá giá từ 17 đến 25%

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn khai báo gian lận khi khai thép không gỉ thành phẩm cán nguội dưới dạng FullHard (thép không gỉ cán nguội dạng tấm hoặc dạng cuộn…) để không bị áp thuế chống phá giá.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, 6 tháng đầu năm, lượng thép các loại nhập khẩu vẫn lên đến 5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu thép chỉ đạt có hơn 1,6 tỷ USD. Điều này làm mất đi sự cân bằng trong giá trị xuất-nhập khẩu và gây ra thiệt hại to lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Đề ngăn chặn vấn nạn trên, Tổng cục Hải Quan đang soạn thảo một bản danh sách đầy đủ để tiến hành thanh tra toàn bộ thép nhập tại các cảng lớn tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng…

Việc các doanh nghiệp luồn lách thuế chống bán phá giá thép gây ra thiệt hại rất lớn về nguồn thu doanh sách

Trốn thuế dưới hình thức đầu tư

Ngoài việc phải đối phó với việc các doanh nghiệp trong nước trốn thuế chống bán phá giá thép ra, các cơ quan chức năng còn phải cẩn trọng dưới hình thức đầu tư nhà máy thép tại Việt Nam.

Có thời gian, một doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ (loại thép Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá) lớn nhất Trung Quốc đã phối hợp xin đầu tư một dự án có công suất hơn 300.000 tấn/năm tại Đồng Nai. Trước những diễn biến đấy, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã gửi văn bản tới UBND tỉnh Đồng Nai cảnh báo việc thu hút các dự án thép không giử cán nguội. Theo phân tích từ các chuyên gia, một số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sản xuất thép từ Việt Nam để tránh thuế chống bán phá giá từ Việt Nam cũng như thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sang thị trường Âu Mỹ.

Mức thuế thép Trung Quốc bị áp lần lượt tại thị trường Châu Âu và Mỹ lần lượt là 57-193% và 25%

Thị trường khu vực Đông Nam Á có rất nhiều nhà sản xuất lớn, lượng cung đã quá lượng cầu. Nếu tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thép không gỉ cán nguội sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, thậm chí các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam có thể sẽ thua thảm bại trên sân nhà. Vì thế, cần phải cân nhắc thật kĩ lưỡng khi cho phép bất kì doanh nghiệp nước ngoài nào vào đầu tư sản xuất thép tại Việt  Nam.

Hiện tại, các nhà đầu tư trong nước đã có đủ khả năng xây dựng những cơ sở sản xuất thép với quy mô 5-6 triệu tấn/năm. Chính vì thế, chỉ nên khuyến khích đầu tư những lĩnh vực chúng ta chưa sản xuất được, đòi hỏi công nghệ xử lí và chế tạo cao như thép hợp kim, thép chất lượng cao phục vụ cho cơ khí, các ngành công nghiệp nặng khác…

Comments

comments

Cùng chuyên mục

Leave a Comment