Nứt tường nhà là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều hộ dân. Kể cả những ngôi nhà lâu năm hay dù mới xây đều có thể gặp phải hiện tượng này. Bởi đó đừng chủ quan rằng nhà mới xây thì sẽ không nứt tường. Thực tế, hiện tượng nứt có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như trong bài viết sau.
1. Nứt tường nhà do lỗi thi công.
Kỹ thuật thi công gặp lỗi là một trong những nguyên nhân dễ gây nên hiện tượng nứt tường nhà nhất. Những lỗi thi công này có thể là do pha trộn xi măng sai tỷ lệ, tay nghề thợ kém hoặc vì để tiết kiệm chi phí mà chủ hộ chọn vật tư kém chất lượng.
Khi một bức tường được xây nên từ những kỹ thuật không chuẩn, cấu trúc sẽ không đáp ứng được chất lượng như mong muốn. Từ đó cũng kéo theo những hiện tượng co ngót cục bộ và nứt vữa khi gặp tác động từ bên ngoài. Theo thời gian tường nhà sẽ bắt đầu xuất hiện các vết nứt lan rộng.
2. Thời tiết thất thường gây nên sự co giãn nhiệt độ xuất hiện các vết rạn.
Những nước nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì thời tiết thất thường cũng nằm trong những nguyên nhân gây nứt tường. Khi thời tiết liên tục nắng nóng quá lâu hay mưa dầm kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự co giãn theo nhiệt độ của tường nhà. Các vết nứt trong trường hợp này thường có dạng chân chim, hoặc các vết nứt có kích thước nhỏ kéo dài và vắt ngang trên bờ tường.
Vết nứt tường nhà dạng chân chim thường do thời tiết thất thường gây nên (Nguồn: internet)
3. Nền móng lún ảnh hưởng đến cấu trúc tường.
Nền móng bị lún, yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến tường nhà sau này sẽ bị nứt. Khi phần móng nhà xuất hiện dấu hiệu lún sẽ làm cho tường thiếu mất phần móng chống đỡ, cấu trúc tường khi ấy cũng sẽ sụp theo.
Vết nứt tường do nền móng bị lún (Nguồn: internet)
Dấu hiệu để biết tường nhà bị nứt do nền móng bị lún chính là những vết nứt do nền móng bị lún thường xuất hiện ở giữa tường hoặc ở mép cửa sổ,… Để tránh những trường hợp này, bạn nên tìm hiểu kỹ về khu vực nền móng dự định xây nhà. Nên hạn chế mua đất ruộng, đất ao,… vì đất ở đây rất xốp, mềm và rất dễ lún và khi làm nhà cũng cần phải ép cọc chắc chắn.
4. Nứt tường nhà do những tác động vật lý.
Tác động vật lý ở đây chính là những ngoại lực phát sinh ảnh hưởng trực tiếp lên tường nhà bạn. Chẳng hạn hàng xóm kế nhà có xây dựng hoặc sửa chữa nhà, những tác động khi thi công có thể gây ảnh hưởng đến tường nhà của bạn. Hoặc cũng có thể là do hoạt động sửa chữa thường ngày tại gia như: đóng đinh, khoan tường,… cũng gây nên những vết rạn tường.
Nhìn chung, những vết nứt trên tường thường xảy ra ở hầu hết các ngôi nhà kể cả những ngôi nhà mới hay cũng. Tùy thuộc vào tình trạng nứt của tường mà có thể sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình bạn. Do đó, bên cạnh nắm rõ những nguyên nhân, tìm ra các giải pháp khắc phục cũng rất quan trọng. Ở bài viết sau, TMT Home Mart sẽ gợi ý cho bạn những cách khắc phục nứt tường hiệu quả nhất. Để được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề xây nhà hoặc lựa chọn vật liệu xây dựng, bạn có thể liên hệ với TMT Home Mart qua thông tin sau:
Thông tin liên hệ:
- TMT Home Mart – Bình Tân
Địa chỉ : 112 Đường số 7, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0907 235 232 – 028 7300 6779
- TMT SHOWROOM – QUẬN 3
Địa chỉ: 225 Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0907 235 232 – 0283 620 2479
Email: support@tmtmart.vn
Website: tmthomemart.com